Nghệ thuật trong văn hóa tặng quà của người Nhật

Ngày đăng: 04:41 AM, 29/10/2024 - Lượt xem: 360
Với người Nhật tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đây được xem như là một hình thức để xác định các mối quan hệ xã hội và là một trong các văn hóa kinh doanh của người Nhật. Khi muốn xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các đối tác Nhật thì bạn nên hiểu rõ

Nghệ thuật trong văn hóa tặng quà của người Nhật

Với người Nhật tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, đây được xem như là một hình thức để xác định các mối quan hệ xã hội và là một trong các văn hóa kinh doanh của người Nhật. Khi muốn xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các đối tác Nhật thì bạn nên hiểu rõ văn hóa tăng quà và các quy ước bất thành văn của nó.

#

Người Nhật tặng quà vào dịp nào?

Người Nhật không chỉ tặng quà trong các ngày lễ đặc biệt như: Tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật,… mà còn tặng nhau trong những ngày sinh hoạt bình thường vì thế nó  được coi là việc làm thường xuyên. Họ tặng quà nhau trong trong các dịp đầu năm, các công việc như nhập học, tốt nghiệp, nhận việc làm, nghỉ hưu, ngày cuối năm, ngày kết hôn, sinh nhật, khám bệnh, dọn nhà… Trong văn hóa Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một phong tục rất quan trọng, vì thế mà Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi “Thiên đường tặng lễ vật cho nhau”.

Quà tặng với văn hóa người Nhật

Hai mùa tặng quà của người Nhật được gọi là Chugen và Seibo, Chugen là mùa quà tặng giữa năm vào cuối tháng 6, và Seibo là mùa quà tặng cuối năm vào cuối tháng 12. Mục đích của việc gửi quà tặng trong dịp Seibo và Chugen là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài. Hơn nữa, trong các mùa tặng quà không phải là bó hẹp trong phạm vi các cá nhân, các công ty và cơ sở kinh doanh gửi quà tặng cho khách hàng, đối tác của họ, và khách hàng trung thành của mình…

#

Oseibo, quà tặng truyền thống của người Nhật vào dịp cuối năm

Trong văn hóa Nhật Bản, người Nhật đặc biệt chú ý đến hình thức của món quà. Nghĩa là món quà đó được gói như thế nào, trang trí ra sao. Thậm chí họ còn coi trọng hình thức món quà hơn giá trị sử dụng nó. Bởi qua cách gói, trang trí món quà đó thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa. Chính vì thế mà món quà của người Nhật được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà.

#

Furoshiki, kiểu gói quà truyền thống của người Nhật

Bên cạnh đó, quà tặng của người Nhật còn mang tính biểu trưng rất cao như: quà tặng là xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tốt lành; hay người Nhật cũng rất thích tặng nhau đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đôi có cặp, và với công dụng với đũa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đôi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt…

Những lưu ý khi tặng quà người Nhật

- Người Nhật rất tinh tế, họ để ý đến từng chi tiết nhỏ, món quà phải được gói một cách cẩn thận. Bạn không nên sử dụng những loại giấy gói có màu quá sáng. Đặc biệt là màu trắng vì nó tượng trưng cho màu chết chóc.

Bên cạnh đó tránh tặng những món quà liên quan đến số 4, vì theo quan điểm của người Nhật số 4 tưởng trung cho chữ “tử”, nên họ không thích cái gì liên quan đến con số này.

- Khi tặng quà hay khi trao danh thiếp thì bạn phải sử dụng cả 2 tay. Trước khi chấp nhận món quà, người Nhật sẽ thể hiện một sự miễn cưỡng nhẹ, và họ không bao giờ mở quà trước mặt người tặng. Đó được xem là phép lịch sự tối thiểu.

- Bạn cũng không nên tặng quà một cách tùy ý, ngoại trừ những dịp có lý do thật hợp lý và rõ ràng, chẳng hạn như trong cuộc họp đầu tiên. Tốt nhất là bạn nên có một số gợi ý tinh tế về mong muốn tặng một món quà nào đó để bày tỏ sự tôn trọng hoặc làm vật lưu niệm trong tương lai gần.
 
- Khi bạn muốn tặng quà cho một nhóm người nào đó,  thì hãy chắc chắn đảm bảo có đủ quà cho tất cả những người có mặt ở đó. Vì nó được xem là cực kỳ thô lỗ khi tặng quà chỉ có một người mà những người khác thì không tặng. Hoặc là tặng quà cho cả nhóm, hoặc là tặng mỗi thành viên một món quà.

- Không nên tặng nhũng món quà có logo của công ty hoặc quà tặng bằng tiền, vì đó là điều cấm kỵ tại Nhật. Bản thân món quà phải có vẻ khiêm tốn càng nhiều càng tốt so với giá trị thật của nó.

- Thời điểm tốt nhất để tặng quà là kết thúc cuộc gặp mặt. Theo truyền thống Nhật Bản, dịp giữa năm (ngày 15 tháng Bảy) là thời điểm mọi người thường chính thức tặng quà cho nhau. Ngoài ra còn những dịp khác như ngày đầu tháng giêng hoặc dịp cuối năm.  

- Dịp lễ tết không được tặng hoa cúc (Kiku) và hoa trà (Tsubaki) vì hoa cúc chỉ dùng trong đám tang còn hoa trà theo văn hóa Nhật Bản thì đó là vật không may mắn và cũng nên tránh những loại hoa có màu tối.

- Nếu bạn muốn tặng nhiều món quà, thì bạn phải lập một bảng danh mục quà tặng có giá trị tương xứng với các chức vụ trong công ty. Bút rất thích hợp để làm quà tặng cho các đối tác người Nhật, vì nó là một biểu tượng cho kiến thức. Ngoài ra, nó cũng dễ gói hơn.

Cách gói quà truyền thống của người Nhật bằng vải Furoshiki

Lựa chọn quà tặng cho người Nhật thật ra không phải là việc quá khó khăn, chỉ cần bạn lưu ý một số quy tắc ở trên thì sẽ có được món quà như ý. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác không phải vì bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hóa của bạn.

 

Câu chuyện về bức tượng Hachiko - chú chó trung thành ở Nhật Bản

Câu chuyện về bức tượng Hachiko - chú chó trung thành ở Nhật Bản

09:50 AM, 06/08/2022
VOV.VN - Nổi tiếng về sự trung thành với con người, chú chó Hachiko đã được đúc tượng lớn đặt tại lối ra nhà ga Shibuya của Tokyo, Nhật Bản.
Vuca là gì? Tư duy đúng trong thế giới VUCA?

Vuca là gì? Tư duy đúng trong thế giới VUCA?

01:09 AM, 11/09/2021
Các nhà lãnh đạo cấp cao cho biết: Sự tò mò, sáng tạo và tư duy phản biện sẽ là những đặc điểm quan trọng khi các tổ chức giải quyết những khó khăn trong thời kỳ biến động ngày nay.
Câu chuyện kinh doanh về ngành nước điện giải của chị Phương Thảo

Câu chuyện kinh doanh về ngành nước điện giải của chị Phương Thảo

07:49 AM, 26/07/2021
Thảo đã trải qua sự cố gia đình, và thấy sức khoẻ là điều quý giá. Điều Thảo muốn mang đến là những giải pháp sức khoẻ cho mọi người. Phương thích câu chuyện này.
7 bước để phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

7 bước để phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

01:12 AM, 12/04/2020
Sau đây là 7 bước cụ thể, được gợi ý bởi chuyên gia quản lý rủi ro Nicholas Bahr của DuPont Sustainable Solutions (Mỹ). Ông đã dành 35 năm để giúp các doanh nghiệp ứng phó các rủi ro địa chính trị, khí hậu và khủng bố.
Happy Birthday Vina Vũ 2024

Happy Birthday Vina Vũ 2024

22:39 PM, 07/10/2024
Trong cuộc sống, tôi chỉ là chiếc lá giữa một rừng cây. Tôi không ngại nắng gió để trưởng thành hơn" tuổi mới đầy nghị lực và mạnh mẽ hơn nha chàng trai!" Tháng mười gió nhẹ thổi bên tai, Ngày mới bình an, nắng sớm mai. Một tuổi thêm vào, lòng vẫn trẻ, Nở nụ cười tươi, bước đường dài.
Bài thơ QUÂN TỬ CỐ CÙNG

Bài thơ QUÂN TỬ CỐ CÙNG

13:28 PM, 18/11/2024
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay, chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy... Đây là hai câu thơ trong bốn bài thơ theo thể liên hoàn thất ngôn bát cú của Nguyễn Công Trứ!
ASFA K- CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SOCK THÁNG 4

ASFA K- CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SOCK THÁNG 4

01:53 AM, 13/04/2020
- Mua ASFA Plus (bình 20l) giá nêm yết 3tr100k nay chỉ còn 2000k - Mua ASFA Horeca (bình 5l) giá nêm yết 910k nay chỉ còn 600k - Mua Asfa-K giá nêm yết 210k được tặng ngay máy Phun sương #dưỡng ẩm mini trị giá 120k