VIÊN UỐNG COLLAGEN SẮC NGỌC KHANG (HỘP 120 VIÊN)
680,000 đ
Ngày đăng: 01:53 AM, 13/04/2020 - Lượt xem: 1.7k
Lúc còn nhỏ tôi đã được cụ thân sinh và bạn của cụ - hai bậc túc Nho trực tiếp dạy chữ Hán cổ và những kiến thức liên quan, trong đó có Đông y.
Hồi ấy là vậy, Nho y lý số luôn luôn đồng hành với nhau. Công việc đầu tiên của tôi là phơi thuốc, thái thuốc rồi rang thuốc và giã thuốc. Khá lâu sau đó, các cụ mới dạy cho tôi cách nhận diện dược liệu, cách áng chừng nhưng phải chính xác khi bốc thuốc. Lúc tôi đã quen dần với các công việc đại để như vậy, các cụ mới bắt đầu chỉ dẫn cho tôi về cơ thể học, về cơ, xương và mạch, về triệu chứng khác nhau của các loại bệnh và phép chẩn đoán.
Thú thực vì không có gì khác hơn để học nên tôi đành phải học chứ trong thâm tâm tôi chẳng thích chút nào. Tuy được khen là người giỏi học thuộc lòng nhưng học mãi vẫn không thuộc các loại thuốc phòng bệnh, thuốc bổ và thuốc trị bệnh dành cho từng loại tuổi với đặc trưng thể chất khác nhau.
Tuy nhiên, nhờ các cụ chỉ bảo nên ngay từ hồi nhỏ, tôi đã quen dần với những tên sách y học nổi tiếng như Hoàng đế Nội kinh, Bản thảo Cương mục của người Trung Quốc hay Hải thượng Y tông Tâm lĩnh của Việt Nam, quen dần với những tên tuổi các lương y lừng danh như Hoa Đà, Đường Thận Vi, Lý Thời Trân, Triệu Học Mẫn…của Trung Quốc và Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác…của Việt Nam.
Giữa Nho và y, tôi theo học chữ Nho là chính nên từ những thư tịch cổ tôi biết được khá nhiều ghi chép trực tiếp liên quan đến y học. Trước hết, người Trung Quốc đã biết đến và sử dụng linh chi từ rất sớm. Linh chi còn được họ gọi là Tiên thảo, Vạn niên nhung hay Trường thọ ma cô và bản thân những tên gọi đó đã phản ánh sự đánh giá rất cao về giá trị của linh chi.
Y văn Trung Quốc xếp vị trí linh chi trên cả nhân sâm và trong các đại yến tiệc, món sang trọng nhất của triều đình phong kiến nổi tiếng sành ăn này là linh chi. Ở nước ta, thư tịch cổ tuy có nói tới linh chi nhưng phần lớn chỉ coi đó là sản phẩm ngoại nhập cao quý, mãi đến thời Hoàng đế Lý Thái Tông (1028-1054), lần đầu tiên triều đình mới phát hiện nấm linh chi xuất hiện ngay trong hoàng cung.
Bấy giờ, nhà Lý tiến hành trùng tu một số cung điện và thợ sữa chữa đã tình cờ phát hiện một nấm linh chi rất lớn ở ngay cột một cung điện cũ. Triều đình Lý Thái Tông cho là điềm rất lạ bèn cho triệu các Thái y và nhà sư tới để luận bàn. Thái y nói đây là Hồng ân thiên tứ, đại cát, đại đại cát (Ơn huệ lớn trời ban, may phước lớn, mạy phước vô cùng lớn). Nhà sư nói rằng Bất kính Tam pháp, bất năng (không biết kính Tam pháp sẽ không thể có). Lời diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng đó là điềm dự báo sự may lành. Bởi lẽ này, triều đình Lý Thái Tông đã tổ chức làm lễ tạ rất trọng thể.
Về sau, linh chi tuy vẫn rất hiếm hoi và quý giá (vì Việt Nam ta lúc đó chưa ai biết nuôi trồng loại nấm này) nhưng dẫu sao cũng đã dần dần trở nên quen thuộc với y học. Cách nay 40 năm, do biết tôi từng theo học chữ Nho và cũng có võ vẽ biết về Đông y, Lương y Định Ninh đã nhờ tôi hiệu đính Hải thượng Y tông Tâm lĩnh do cụ dịch. Bộ Hải thượng Y tông Tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) gồm 28 tập, chia làm 66 quyển nhưng cụ Lương y Định Ninh chỉ có 47 quyển.
Khi tôi hoàn tất, Lương y Định Ninh rất vui, tiếc là sau đó không bao lâu, cụ đã qua đời, tôi không rõ số phận của Hải thượng Y tông Tâm lĩnh ra sao. Hải Thượng Lãn Ông có lẽ là người Việt Nam đầu tiên giới thiệu nhiều nhất về công dụng của linh chi và các phương pháp sử dụng linh chi. Đọc sách của Hải Thượng Lãn Ông, lần đầu tiên tôi mới nắm được thông tin về các loại linh chi khác nhau.
Dựa vào màu sắc, dân gian chia thành 6 loại, còn theo y văn, mỗi loại đều có những công dụng chủ yếu riêng : Hồng chi hoặc Xích chi, thường gọi chung là linh chi đỏ có tác dụng tích tâm khí và tăng hoạt động của trí tuệ. Tử chi là linh chi tím giúp tăng sức mạnh của gân cốt, ích lợi cho tinh khí và làm da dẻ thêm tươi tắn, hồng hào. Hoàng chi là linh chi vàng có tác dụng tạo sự trung hòa, giúp giữ sự an thần và rất có ích cho lá lách.
Thanh chi là linh chi xanh làm sang mắt, bổ cho gan, dùng lâu sẽ cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu. Bạch chi là linh chi trắng có tác dụng bổ phổi, đồng thời giúp cho quá trình duy trì trí nhớ tốt hơn, lâu bền hơn Hắc chi là linh chi đen có giá trị bổ thận, giữ an thần. Tương tự như bạch chi, nấm hắc chi cũng có tác dụng giúp cho trí nhớ trở nên sâu sắc và lâu bền hơn.
Ai cũng thích linh chi, cố gắng tìm mua cho bằng được linh chi về làm quà và làm thuốc bổ cho bản thân cũng như gia đình mình. Tuy không phải tất cả nhưng cũng có một bộ phận trong số những người đam mê đã thiếu tỉnh táo và họ đã phạm các sai lầm như : Cho rằng nấm linh chi trong thiên nhiên, mọc ở nơi hoang vắng và có tuổi thọ thật cao mới tốt nhưng thật ra những nấm loại này không ai dễ gì kiểm soát được các độc tố vô tình do côn trùng chuyển tới. Mua nấm linh chi và chỉ chú ý tới nấm linh chi trong khi có giá trị lớn nhất lại là bào tử nấm linh chi. Những cửa hàng bán linh chi nghiêm túc bao giờ cũng có lọ chứa bào tử linh chi để bán.
Do lời đồn, phần lớn khách mua nấm linh chi đều cho rằng chỉ có Hồng chi hoặc Xích chi mới tốt. Trong thực tế, 6 loại linh chi như vừa kể ở trên đều rất tốt, vấn đề còn lại là phải tham khảo ý kiến của các bậc Lương y xem loại nào phù hợp nhất với mình. Có lẽ cũng do bị ảnh hưởng của xu hướng sùng ngoại, nhiều người cho rằng nấm linh chi tốt nhất phải là của Đại Hàn, của Trung Quốc hay của Mỹ.
Tính đến nay vẫn chưa có cuộc kiểm nghiệm nào xác nhận thông tin này, ngược lại, linh chi Việt Nam đã và đang được các thị trường nổi tiếng khó tính tiêu thụ.
Bởi thói quen cố hữu của một nhà nghiên cứu, tôi từng đến tận các trại trồng linh chi, quan sát cách chăm sóc, cách thu hoạch và sau đó là cách đóng bao bì nấm linh chi. Thu hoạch không khéo bào tử linh chi sẽ bay đi, mức độ hao tổn không phải nhỏ, đóng bao bì không cẩn thận, tạp chất sẽ dễ dàng lẫn vào bào tử linh chi.
Khi nghe tôi bày tỏ những băn khoăn này, một chủ trang trại nấm linh chi ở Bình Phước nói: Trang trại của cháu ở đây nhưng nhà cháu, cửa hàng của cháu ở thành phố Hồ Chí Minh và ngoài cam kết với khách hàng, căn nhà cháu là chính chủ và cửa hàng cháu có đăng ký kinh doanh nghiêm túc sẽ là bảo chứng bền vững cho cháu.
Linh chi là một loại thuốc, tất nhiên là vậy vậy rồi bởi cửa hàng dược liệu Đông y nào chẳng có linh chi, nhưng nhìn ở một góc độ khác, linh chi chẳng phải là thuốc bởi phần lớn các đại yến tiệc đều có món linh chi. Không phải thuốc nhưng quý giá hơn thuốc và đặc biệt, bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không không khỏe và người bình thường, hễ dùng linh chi đúng cách đều rất tốt. Linh chi ư ? Quà quý là đó. Quà đẹp là đó. Quà lịch lãm cũng là đó.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kỷ lục